Dấu hiệu và cách trị nấm mang ở cá koi đơn giản và hiệu quả nhất

Hotline
0387045981
Cẩm nang
Dấu hiệu và cách trị nấm mang ở cá koi đơn giản và hiệu quả nhất

    1. Khái quát về bệnh nấm mang ở cá koi

    Nấm mang là một loại nấm tên khoa học Branchiomyces gây ra. Xuất hiện trong các mảnh vụn hữu cơ đang phân hủy trong hồ cá hoặc bể cá có nhiệt độ trên 20 độ C. Nguyên nhân chủ yếu loại nấm này xâm nhập vào cá Koi là do hồ nước nhiễm nấm do lọc không đủ tiêu chuẩn hoặc không được lọc, thay nước hoặc do thức ăn dư thừa làm nguồn nước hồ sản sinh ra nấm.

    Nấm mang đối với cá Koi cực kỳ nguy hiểm vì khả năng cá chết xảy ra rất nhanh: Chỉ sau 24 – 48 giờ khi các dấu hiệu bệnh rõ nét, và gây chết cá hàng loạt tất cả cá trong hồ. Bệnh nấm mang xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa xuân và mùa hè khi thời tiết thay đổi và nấm, vi khuẩn phát triển mạnh nhất sẽ khiến cá mất sức đề kháng và nhiễm nấm.

    Mang cá Koi bị nhiễm nấm mang (Nấm Branchiomyces)
    Mang cá Koi bị nhiễm nấm mang (Nấm Branchiomyces)

    2. Các dấu hiệu nấm mang và cách trị nấm mang ở cá koi

    Sự thay đổi thời tiết khi giao mùa, nguồn nước ô nhiễm, khuẩn tấn công gây bội nhiễm làm nấm mang phát triển nhanh và mạnh mẽ gây bệnh cho cá koi dẫn đến cá Koi chết hàng loạt. Dưới đây Hoàng Khôi Koi Fish sẽ chia sẻ các dấu hiệu và cách trị nấm mang ở cá koi đơn giản và hiệu quả nhất.

    Bệnh nấm mang làm cá Koi chết hàng loạt
    Bệnh nấm mang làm cá Koi chết hàng loạt

    2.1. Các dấu hiệu nhận biết

    Khi cá koi mới nhiễm nấm mang hoặc bệnh ở giai đoạn đầu chúng ta rất khó phát hiện vì triệu chứng rất ít, chỉ có 1 vài biểu hiện như cá sẽ hơi tụ mặt nước, tập trung đầu nguồn để hít oxy, cá đứng nước, quan sát cá nhìn hơi khờ hơn so với bình thường. Cá vẫn ăn bình thường, nhưng khi nấm mang chuyển nặng thì cá có các biểu hiện như sau:

    1. Cá bơi lờ đờ gần tầng mặt
    2. Cá Koi bỏ ăn
    3. Mang có xuất hiện vết nấm trắng
    4. Mắt và đầu cá thường lõm vào (đến giai đoạn này bệnh đã rất nặng dẫn đến rút cơ)
    5. Cá tuột nhớt, trên thân có lần sần như cá bị nấm trắng
    6. Cá đỏ mình
    7. Cá thường hay nổi đầu ngóp oxi và tụ ở dòng nước đầu nguồn, đầu dòng suối hoặc thác đổ nước vào hồ để hít oxy.
    8. Tiết dịch ở mang làm bết các lớp mang.
    9. Hồ hoặc bể cá xuất hiện nhiều bọt hơn bình thường và có mùi tanh
    Mang cá xuất hiện lốm đốm đỏ và trắng khi bị nhiễm nấm
    Mang cá xuất hiện lốm đốm đỏ và trắng khi bị nhiễm nấm

    2.2. Cách trị bệnh nấm mang

    Khi đã xác định chính xác cá koi nhiễm nấm mang thì các bạn có thể trị bệnh cho cá bằng cách sau: (Lưu ý: những cá thể đã nhiễm nặng, biểu hiện của bệnh đã rõ ràng, hoặc mắt đã lõm vào thì khả năng trị bệnh rất thấp - hầu như là không qua khỏi, cách trị này chỉ cứu được những cá thể mới chớm bệnh nhẹ, và những cá thể chưa nhiễm bệnh chung hồ)

    1. Cách ly cá bị nhiễm bệnh vào tank nước riêng.
    2. Vệ sinh hệ thống lọc (nếu điều trị trong bể chính), dùng sưởi tăng nhiệt độ nước lên trên 28 độ C (nếu được) để giảm khả năng chết cá.
    3. Dùng 6g Cloramin T, 4kg muối hạt, 2 củ tỏi giã nát hoặc xay nhuyễn đánh cho 1m3 nước. Cùng lúc đó, bật sủi oxy càng mạnh càng tốt.
    4. Sau khi đánh thuốc 1 ngày thì thay 60% nước chia làm 2 lần, mỗi lần thay 30%.
    5. Tiếp đến liều thứ 2 cũng dùng thuốc như trên và sau 2 ngày thì thay nước.
    6. Sau khi thay nước lại đánh liều thuốc thứ 3 rồi thay nước định kỳ.

    Tuy nhiên, Cloramin T chỉ có tác dụng khử trùng nguồn nước, tiêu diệt vi khuẩn trong nước, ngăn chặn bệnh lây lan cho những cá khỏe còn lại. Vì vậy cách tốt nhất là có biện pháp phòng bệnh nấm mang cho cá koi.

    Sử dụng thuốc Cloramin T để trị bệnh nấm mang cho cá koi
    Sử dụng thuốc Cloramin T để trị bệnh nấm mang cho cá koi

    3. Các cách phòng ngừa bệnh nấm mang cho cá koi

    Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó bạn cần thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa nấm mang cũng như các bệnh khác ở cá koi:

    1. Vệ sinh hồ hoặc bể cá sạch sẽ, thay nước thường xuyên. Với hồ hoặc bể mới trước khi thả cá koi thì nên tiệt trùng, phơi đáy khoảng 7 ngày trước khi bơm nước mới vào.
    2. Bổ sung men vi sinh, các loại vitamin, khoáng chất và thức ăn đủ dinh dưỡng để tăng cường đề kháng cho cá.
    3. Cho cá ăn vừa đủ, tránh thức ăn dư thừa gây ô nhiễm nguồn nước và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
    4. Trộn kháng sinh cho cá vào thời điểm giao mùa, sử dụng 220mg Sulfamerazine/1kg cá/ngày hoặc 75mg Oxytetracycline/kg cá/ ngày.
    5. Hạn chế gây căng thẳng cho cá như thay đổi nước đột ngột, thả mật độ cá quá dày…
    6. Thực hiện khâu cách ly cá mới bắt về trước khi thả cá vào hồ chung.
    7. Trang bị hệ thống bộ lọc và oxy chất lượng cao đóng vai trò quan trọng giúp cá koi khỏe mạnh bởi bộ lọc giúp tạo môi trường sạch cho cá phát triển.
    Giữ sạch nguồn nước, vệ sinh hồ và hệ thống lọc thường xuyên nâng cao chất lượng nước giúp phòng ngừa bệnh cho cá koi
    Giữ sạch nguồn nước, vệ sinh hồ và hệ thống lọc thường xuyên nâng cao chất lượng nước giúp phòng ngừa bệnh cho cá koi

    Do đó để phòng tránh việc hồ cá koi của chúng ta bị nhiễm nấm mang hoặc các bệnh khác, trước tiên phải đảm bảo nguồn nước sạch, kiểm soát diệt khuẩn và nấm, xây dựng hồ cá với hệ thống lọc chuẩn, và chăm vệ sinh hồ cá Koi. Thông qua những thông tin về dấu hiệu và cách trị nấm mang ở cá koi trên bài viết, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh nấm mang và nắm được bí quyết phòng và trị bệnh cho cá koi.

     

    HOÀNG KHÔI KOI FISH - Cung cấp Koi Nhật - F1, phụ kiện hồ cá, thi công hồ cá Koi, tiểu cảnh sân vườn uy tín và chất lượng tại Bình Dương

    Địa chỉ: 19 Võ Minh Đức, Phú Thọ, Thủ Dầu Một, Bình Dương , Việt Nam

    Hotline: 0387.045.981

    Email: mluantran1991@gmail.com

    Website: hoangkhoikoifish.com

    Copyright © 2022 Hoàng Khôi Koi Fish - Uy Tín Là Thương Hiệu. Design by: Sotagroup.vn

    Online: 8 | Hôm nay: 292 | Tổng: 152430