Dấu hiệu và cách điều trị bệnh sán mang và sán da ở cá koi hiệu quả

Hotline
0387045981
Cẩm nang
Dấu hiệu và cách điều trị bệnh sán mang và sán da ở cá koi hiệu quả

    1. Dấu hiệu cá koi bị sán mang và sán da

    Trên cá Koi, sán mang và sán da trú ngụ ở hai nơi khác nhau (sán mang ở mang cá, sán da ở da cá) nhưng khi cá koi mắc bệnh sán mang, sán da sẽ có dấu hiệu tương đối giống nhau như:

    1. Cá bị ngứa mình, cọ mình vào thành hồ hoặc các thiết bị trong hồ/bể nhằm rũ sán ra khỏi mang hoặc da. Làm cho da bị trầy, tróc vảy
    2. Mang hoặc da bị kích ứng, hình thành vết thương do sán hút máu.
    3. Lười bơi, nằm dưới đáy ao và chỉ nổi lên để lấy thêm không khí, hoặc khi cho ăn
    4. Xỉn màu
    5. Treo mình
    6. Chậm ăn, lười lấy thức ăn.

    Cả sán mang và sán da đều là ký sinh trùng có kích thước siêu nhỏ vì vậy chúng ta không thể dùng mắt thường quan sát và phát hiện chúng trên cơ thể cá Koi. Để biết cá koi của bạn có nhiễm sán hay không thì khả quan nhất chính là soi phần mang và da cá dưới kính hiển vi. 

    Sán mang ở mang cá
    Sán tấn công mang và da khiến cá koi chậm lớn, kém ăn, bơi chậm, xuất hiện vết loét ở mang và da

    2. Nguyên nhân gây ra sán mang và sán da ở cá koi

    Hệ thống lọc xử lý nước kém, nhiệt độ nước không đạt tiêu chuẩn hay mật độ cá quá dày, hoặc cho ăn quá nhiều đều có thể gây ra sán ở cá koi. Sán mang, sán da hay bất kỳ loại ký sinh trùng nào khác thông thường đều hiện diện trong hồ/bể cá, nhất là khi môi trường nước không đảm bảo chất lượng.

    Sán da, sán mang khi soi dưới kính hiển vi
    Sán da, sán mang khi soi dưới kính hiển vi

    3. Cá koi dễ bị nhiễm sán vào thời điểm nào? 

    Sán mang và sán da tấn công cá koi, đẻ trứng và trứng nở trong vòng 4 ngày trong nước 20 độ C nhưng có thể mất đến 5 – 6 tháng để nở trong nước 1 – 3 độ C. Có nghĩa là sán lây nhiễm bệnh cho cá koi vào mùa đông, chúng đẻ trứng sau đó nghỉ đông và rồi trứng sẽ nở vào mùa xuân. 

    Ngay cả khi sán đã chết thì trứng của chúng vẫn còn và bắt đầu nở rồi lây lan khi nhiệt độ nước tăng lên. Chính vì điều này mà người chơi cá koi nên khử trùng hồ koi định kỳ trước mùa đông và trước khi mùa xuân đến để tiêu diệt mầm bệnh.

    Cá Koi bị nhiễm sán mang
    Koi dễ bị nhiễm sán vào mùa đông

    4. Sán mang và sán da gây hại cho cá koi như thế nào? 

    Sán mang và sán da dễ dẫn đến bội nhiễm cho cá Koi. Sán khiến cá koi chậm lớn do chán ăn, xỉn màu cá do tiết nhớt nhiều, bơi kém cộng với đau do sán hút máu gây ra vết loét trên da, ăn thủng mang. Tiếp theo đó cá koi sẽ bị suy dinh dưỡng, hệ thống miễn dịch bị tổn hại nghiêm trọng. Nếu không chữa trị kịp thời cho cá koi thì sẽ dẫn tới chết cá. Chưa kể những con sán sinh sôi phát triển nhanh trong nước và lây nhiễm cho cả đàn cá.

    5. Cách điều trị, phòng tránh sán cho cá koi

    Sán mang và sán da ở cá koi hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm và phòng ngừa.

    5.1. Cách điều trị sán mang và sán da

    Bệnh sán ở cá koi không khó điều trị nếu được phát hiện sớm. Bạn nên thường xuyên theo dõi tình trạng của cá nếu thấy cá có dấu hiệu nhiễm sán thì hãy áp dụng cách điều trị sau:

    1. Cách ly riêng cá bị bệnh trong tank nước..
    2. Ngâm thuốc trị sán cá Koi Praziquantel với liều lượng 2g/1m3 nước, sử dụng 2 liều cách nhau 2 ngay. Trước khi ngâm thuốc nên thay 20% nước trong tank.
    3. Trộn thuốc Nova – Parasite vào thức ăn theo liều 1kg/300kg thức ăn cho cá koi ăn 1 lần/ngày, liên tục trong 3 – 5 ngày.
    4. Cũng có thể trộn thuốc Praziquantel dành riêng cho cá theo liều lượng 50 – 75mg/1kg thức ăn, cho cá ăn liên tục 4 – 6 ngày.
    5. Bổ sung thêm vitamin C trộn vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá.
    Thuốc Praziquantel trị sán mang cá Koi
    Thuốc Praziquantel trị sán mang cá Koi

    5.2. Cách phòng tránh sán mang và sán da

    Có một số biện pháp bạn có thể thực hiện để giúp ngăn ngừa bệnh sán cho cá koi. Áp dụng những cách phòng tránh dưới đây để hạn chế tình trạng cá mắc bệnh:

    1. Vệ sinh và thay nước định kỳ 1 tháng 1 lần, mỗi lần thay 20% để tiêu diệt các ký sinh trùng.
    2. Thường xuyên làm sạch thiết bị, phụ kiện trong hồ/bể như đá, đồ trang trí, cây thủy sinh…(nếu có)
    3. Xây dựng máy bơm có thể dễ dàng cung cấp nước mới sạch cho cá.
    4. Đảm bảo hệ thống lọc tốt để có thể loại bỏ cặn bẩn, thức ăn thừa, amoniac, nitrit…
    5. Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước 1 lần 1 tuần để đo nồng độ pH, amoniac, nitrit….
    6. Thả mật độ cá vừa phải để cá không bị căng thẳng và giảm tạo ra nhiều chất thải và amoniac.
    7. Không cho cá koi ăn quá nhiều vì chúng sẽ tạo ra nhiều chất thải hơn và có thể dư thừa thức ăn gây ô nhiễm cho nguồn nước.
    8. Đảm bảo chế độ ăn cân bằng chất dinh dưỡng cho cá koi, thêm vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch cho cá khỏe mạnh.
    9. Lựa chọn giống cá koi rõ nguồn gốc, khỏe mạnh, cách ly và dưỡng cá trước khi thả vào hồ chung.
    Lựa chọn cá Koi khỏe mạnh ngay từ đầu

    Lựa chọn cá koi chất lượng, khỏe mạnh ngay từ ban đầu để hạn chế tình trạng nhiễm bệnh

     

    HOÀNG KHÔI KOI FISH - Cung cấp Koi Nhật - F1, phụ kiện hồ cá, thi công hồ cá Koi, tiểu cảnh sân vườn uy tín và chất lượng tại Bình Dương

    Địa chỉ: 19 Võ Minh Đức, Phú Thọ, Thủ Dầu Một, Bình Dương , Việt Nam

    Hotline: 0387.045.981

    Email: mluantran1991@gmail.com

    Website: hoangkhoikoifish.com

    Copyright © 2022 Hoàng Khôi Koi Fish - Uy Tín Là Thương Hiệu. Design by: Sotagroup.vn

    Online: 3 | Hôm nay: 15 | Tổng: 119008